Quan hệ
·
Với cấp trên: Quan hệ giữa cấp trên và nhân viên là một trong các nhân
tố quan trọng thúc đẩy trạng thái tinh thần tích cực của nhân viên. Hãy
hỏi nhà quản lý tương lai của bạn về cách ra quyết định và đánh giá tài
năng của anh ta khi phỏng vấn tìm việc. Bạn có cảm thấy hài lòng với
câu trả lời của ông ta không?
·
Với đồng nghiệp: Hãy hỏi thông tin về những người bạn sẽ cùng làm việc,
họ quan hệ với nhau như thế nào. Họ có tương trợ lẫn nhau không? Các
đồng nghiệp này mong đợi gì ở bạn?
·
Với cấp giới: Hãy hỏi về các điểm mạnh và điểm yếu của các nhân viên
làm việc dưới sự quản lý của bạn. Và quyết định liệu bạn đủ kỹ năng để
quản lý họ hiệu quả cũng như họ có các kỹ năng nào để hỗ trợ thành công
cho toàn nhóm làm việc.
Cân bằng công việc/ cuộc sống
·
Địa điểm làm việc: Hãy thành thực khi quyết định khoảng cách và thời
gian mà bạn có thể bỏ ra để di chuyển từ nhà đến chỗ làm hàng ngày.
Liệu điều này có gây khó khăn cho bạn trong việc chăm sóc gia đình
không? Hãy nghĩ đến những người quan trọng đối với bạn khi quyết định
vì áp lực gia đình có thề khiến bạn làm việc kém hiệu quả.
·
Di chuyển : Bạn có thể chấp nhận một công việc phải thường xuyên vắng
nhà không? Bạn có muốn đi lại liên tục suốt 20,30 hay 50 phần trăm thời
gian của mình không? Việc di chuyển này trải đều trong năm hay chỉ tập
trung vào một khoảng thời gian nào đó.
·
Khối lượng công việc: Một số công ty thường xuyên yêu cầu nhân viên làm
việc quá giờ. Quả thật, có nhiều công việc chúng ta phải ở lại hoàn
thành tiếp dù đã hết thời gian làm việc, tuy nhiên việc làm thêm giờ
này cũng có thể là do chúng ta không đủ nguồn lực hay lập kế hoạch
không hiệu quả.
Dạng công việc
· Tự chủ: Bạn thích làm việc tự chủ hay bị giám sát sít sao? Bạn có thể làm việc mà không cần sự quản lý không?
·
Dạng công việc : Nhiệm vụ chính của bạn là gì như: xây dựng quan hệ
khách hàng, phát triển chiến lược, triển khai các chiến lược của công
ty hay làm các công việc sáng tạo? Hãy nói ra những điều bạn thật sự
thích làm trước khi nhận công việc mới này.
· Đóng góp: Công việc mới này sẽ tạo sự khác biệt trong phòng ban , công ty không? Nó có ảnh hưởng gì đến bạn?
·
Các cơ hội phát triển: Công ty sẽ tạo cho nhân viên các cơ hội thăng
tiến nào? Bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng liệu có một ứng viên nào trong
công ty đã được cân nhắc cho vị trí này chưa. Nếu không, hãy hỏi vì sao
lại chọn bạn?
Công ty
·
Các giá trị: những ai nằm ngoài giá trị của công ty đều muốn rời khỏi
nó. Hãy hỏi về các giá trị của công ty và sự thể hiện của nó trong môi
trường làm việc hàng ngày. Liệu chúng chỉ là những câu nói suông hay
tất cả các nhân viên đều đang thể hiện các giá trị này tại nơi làm
việc.
·
Lãnh đạo: Các lãnh đạo của công ty có nhận được sự kính trọng và ngưỡng
mộ của nhân viên không? Hãy tìm hiểu xem những nhà lãnh đạo cấp cao đã
làm việc cho công ty bao lâu cũng như lai lịch của họ.
·
Ngành nghề: Các sản phẩm và dịch vụ của công ty có liên quan đến ngành
nghề bạn mong muốn không? Hãy tìm hiểu qua báo chí để biết được công ty
có tiềm năng phát triển không.
Cân nhắc về tài chính
·
Lương cơ bản: Bạn có được trả lương đúng với giá trị của mình chưa? Hãy
chắc chắn rằng nó phải đảm bảo cho việc bạn rời bỏ công việc/ công ty
hiện tại.
·
Lương khích lệ: Nếu bạn hoàn thành xuất sắc công việc, bạn có cơ hội
thăng tiến hay tăng lương không? Hãy so sánh thu nhập trong quá khứ với
thu nhập bạn mong muốn hiện nay.
Một
khi chúng ta đã có câu trả lời cho các câu hỏi này, hãy lập danh sách
của tất cả các thuận lợi và bất lợi bạn có thể gặp phải khi chấp nhận
một công việc mới. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết định thận trọng vì
tương lai của bạn.
Theo: Isacss/Sức Trẻ Việt Nam