Lỗi nhịp

Ngày đăng:  17/07/2009 09:23:10
"Nhảy việc" là "mốt" của giới trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhảy việc để tìm được công việc nhiều thử thách, với mức lương cao hơn, phù hợp với trình độ, năng lực... Bởi không ít bạn trẻ phải chọn cách này vì "không thể làm chung" với đồng nghiệp.

Tại ai?
Nguyễn Kim Tuyền, nhà ở P.12, Q.10, TP.HCM, 24 tuổi, nhưng đã sáu lần thay đổi công việc. Và mùa hè 2009 này, cô tiếp tục... thất nghiệp dù có hai bằng đại học, thông thạo Anh văn, giỏi vi tính văn phòng. Cô nói: "Làm ở đâu cũng gặp những người phối hợp không ăn ý”.

Cùng tâm trạng như Tuyền, Hoàng Minh Trung - nhân viên kinh doanh của một công ty điện máy cho biết: "Làm việc chung với một êkíp kém cỏi, rất bực bội. Nhóm bán hàng của tôi toàn những người chậm chạp, không chịu học hỏi". Trung dự định chuyển ngành dù vừa được đề bạt chức tổ trưởng.

Hồng Nhung – tốt nghiệp ĐH ngành kiểm toán viên, tâm sự: "Tôi biết hai ngoại ngữ, được làm đúng chuyên ngành, vậy nhưng không thể làm việc ở đâu hơn sáu tháng. Nếu sếp giỏi thì cấp dưới ù lì, chây lười. Còn ở chỗ có nhiều người giàu năng lực thì sếp lại quá "non tay". Vì thế, tôi không hứng khởi làm việc...".

Anh Mạnh Hùng - Trưởng phòng kinh doanh, nơi Tuyền từng công tác cho biết: "Tuyền là người có năng lực, năng động, nhiều sáng kiến, tuy nhiên cô ấy lại quá tự cao nên khó hợp tác. Rất ít ý kiến đề xuất của chúng tôi được cô ấy hưởng ứng. Nhưng ngược lại, mỗi khi Tuyền làm một kế hoạch gì đó, đều được cả phòng hỗ trợ. Tuy nhiên, cô ấy thường "xoay" những người cộng tác như chong chóng. Tôi nghĩ, với tính cách đó, đi đâu Tuyền cũng khó tìm được việc làm phù hợp. Cô ấy bảo nhóm chúng tôi đông tay mà vỗ không kêu, trong khi đó, cả phòng ai cũng nhận thấy Tuyền thường vỗ tay to nhưng... lỗi nhịp! Tuyền cần nhận thức rõ: dù có giỏi đến đâu, có nhiều sáng kiến đến thế nào, nhưng nếu không hợp tác cùng cả êkíp thì ý tưởng của cô ấy mãi mãi cũng chỉ là... ý tưởng".

Sợi dây kết nối
Đây là một trò chơi rất vui mà các bạn trẻ thường tổ chức trong các dịp du lịch. Một mặt phẳng tròn được cột với nhiều sợi dây. Trên mặt phẳng sẽ để một chai nước. Mỗi người trong đội cầm một đầu sợi dây, cùng di chuyển theo quãng đường quy định. Đội nào giữ vững được chai nước trên mặt phẳng và về đích trước sẽ thắng cuộc. Trò chơi này rất cần sự khéo léo, hợp tác của cả đội. Nhiều lúc dây của người A phải chùng khi dây người B thẳng và ngược lại... Mỗi thành viên phải biết: dù ở vị trí nào, vòng tròn vẫn đang cần  bạn. Người nhóm trưởng điều phối cho vòng tròn di chuyển cũng phải bao quát, vừa phải lấy sợi dây của mình làm trụ, vừa phải biết đầu dây nào chưa chùng, thẳng để kịp thời nhắc nhở... 

Trong công việc hàng ngày cũng vậy, dù bạn là nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng hoặc là chuyên gia của một lĩnh vực nào đó, kỹ năng phối hợp trong hoạt động nhóm luôn là yếu tố rất cần thiết. Và nên nhớ, khi làm việc nhóm, không ai là "ngôi sao", ngay cả người đứng đầu.

Thu Hiền, nhân viên bán hàng ở một siêu thị lớn tại trung tâm TP.HCM chia sẻ: "Xưa, tôi từng nghĩ mình cố gắng bán hàng giỏi là đủ, nên luôn cố tranh thủ tìm khách hàng riêng. Nào ngờ, do sự thiếu phối hợp với đồng nghiệp, tôi đã làm mất hai khách hàng lớn, rất quan trọng. Đơn vị bạn gửi thư báo cho ban giám đốc trách chúng tôi thiếu thống nhất với nhau trong việc công bố  tỷ lệ hoa hồng. Sau lá thư này, tôi và đồng nghiệp bị kỷ luật, nhưng từ đó, tôi phát hiện sự hợp tác làm việc nhóm rất quan trọng".

Ông Trần Tuấn Huy - Phó giám đốc Công ty Hợp Tác Trẻ (TP.HCM) cho biết: "Qua việc tổ chức các chương trình về kỹ năng sống, chúng tôi phát hiện nhiều bạn trẻ có khả năng làm việc độc lập tốt, sáng tạo, nhưng khi vào tập thể, lại không thể hoạt động chung "guồng". Khi khảo sát, chúng tôi được biết, hơn 80% bạn trẻ cho rằng, từ trước đến nay luôn được gia đình, thầy cô dạy cách làm việc độc lập, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh. Tuy nhiên, cách hiểu về làm việc độc lập của các bạn còn phiến diện. Cần nhớ rằng, dù làm ở đâu, bạn cũng chỉ là một mắt xích trong dây chuyền.

Kỹ năng làm việc tập thể không phải một ngày một bữa có được, mà bạn phải tập luyện thường xuyên. Ngay lúc còn là học sinh, bên cạnh việc tự thể hiện mình, mỗi bạn trẻ nên tham gia vào những hoạt động tập thể. Đừng nghĩ làm việc nhóm là điều to tát, hãy bắt đầu từ việc nhỏ như chia bài tập ra thảo luận ngay ở lớp, phân công trực vệ sinh... Từ những việc nhỏ, nếu bạn cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn khi được phân công ai đó làm việc hoặc khi nhận việc gì từ ai đó trong nhóm, nghĩa là bạn bắt đầu có thể làm việc theo nhóm".

Theo Phụ Nữ Online

[+Quay ra]


"Sếp ơi, em muốn nghỉ việc"

"Nghệ thuật" viết đơn xin thôi việc

Nghệ thuật "nhảy việc"

3 nguyên nhân “nhảy” việc của bạn trẻ

5 lý do để nghĩ tới một công việc mới

Bí quyết nhảy việc mà không “mất cả chì lẫn chài”

Kinh nghiệm nhảy việc trong năm 2009

Những điều nên tránh khi bỏ việc

Chuẩn bị "nhảy" việc

Ngẫm về văn hóa nghỉ việc

Năm điều nên cân nhắc khi tìm việc mới

Tìm việc khi đang có việc, tại sao không?

Bí quyết khi “nhảy việc” khác ngành

Đối mặt với việc bị sa thải

Vẫn cười... khi bị đuổi việc

Nếu muốn tìm việc mới

TÌM KIẾM NHANH
Việc làm    Ứng viên
   
   
 
 
 
THÔNG TIN TRUY CẬP
   Số lượt truy cập
   Khách trực tuyến 121
   Thành viên trực tuyến 0 
Hồ sơ ứng viên 74.446
Đơn vị tuyển dụng 3.745
Hồ sơ tuyển dụng 7.665
Đơn vị tuyển sinh 25
Hồ sơ tuyển sinh 5

Hỗ trợ trực tuyến

  • PHÒNG VIỆC LÀM
      02438253456 - 0788031396

loading...