Bí quyết nhảy việc mà không “mất cả chì lẫn chài”

Ngày đăng:  28/04/2009 10:28:34
Bạn không nên để lộ thông tin rằng bạn đang tìm một công việc mới để “nhảy việc” với sếp bằng cách này hay cách khác.
Bạn đang có việc làm nhưng vẫn muốn tìm một công việc khác. Lý do thì có vô vàn: tìm một mức lương cao hơn, nhiều đãi ngộ hơn, ít áp lực hơn hay một chỗ làm gần nhà hơn… Tuy nhiên, bạn lại lo sợ nhỡ “nhảy việc” không thành công?

Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn không “mất cả chì lẫn chài”: 

Giữ bí mật với sếp

Bạn không nên để lộ thông tin rằng bạn đang tìm một công việc mới để “nhảy việc” với sếp bằng cách này hay cách khác. Kể cả với những vị sếp tốt bụng nhất cũng khó có thể thông cảm được với bạn trong tình huống này. Điều họ lo lắng nhất giờ đây là năng suất làm việc của bạn có thể bị giảm và thậm chí sẽ ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác vì thế bạn rất dễ mất công việc hiện tại này (khi chưa tìm được việc mới) nếu sếp biết được thông tin này.

Giữ bí mật với cả đồng nghiệp

Từ đồng nghiệp, người quản lý của bạn và nhân viên bảo vệ của công ty, bạn cũng nên giữ im lặng, càng ít người biết thì việc lộ thông tin càng ít xảy ra. Dù bạn có đồng nghiệp rất thân ở công ty hay thậm chí chỉ làm cùng tòa nhà thì bạn cũng không nên nói chuyện với họ về vấn đề này. Có thể do vô tình những người quản lý hay sếp bạn có thể nghe được cuộc nói chuyện đó khi đi ngang qua hoặc chính một trong những người đó có thể để lộ thông tin cho sếp biết.

Không cho thông tin về công ty và sếp hiện tại vào hồ sơ

Bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng đó trì hoãn việc liên lạc với sếp cũng như công ty hiện tại của bạn. Đây là điều dễ hiểu với hầu hết các nhà tuyển dụng, họ có thể thông cảm với bạn trong tình huống khó xử này. Nếu có thể, bạn cho họ số liên lạc của sếp trước đây của bạn để thay thế.

Đặt lịch hẹn phỏng vấn ngoài giờ làm việc

Khi được hẹn phỏng vấn, bạn có thể xin nhà tuyển dụng đặt hẹn phỏng vấn vào giờ nghỉ trưa, cuối tuần hoặc sau khi tan làm. Hoặc nếu lịch hẹn phỏng vấn là do nhà tuyển dụng đưa ra, vì đã được báo trước ít nhất là vài ngày nên bạn có thể xin công ty hiện tại nghỉ phép một ngày.

Không liên lạc với nhà tuyển dụng tại nơi làm việc

Bạn tuyệt đối không nên sử dụng thư điện tử, điện thoại hay máy fax của cơ quan để dùng trong quá trình xin việc. Không nên đưa số điện thoại cơ quan bạn hay địa chỉ thư của công ty vào thư xin việc. Hãy sử dụng các phương tiện riêng và mỗi khi nghe điện thoại của nhà tuyển dụng thì bạn nên ra ngoài văn phòng và tìm chỗ kín đáo.

Theo Dân Trí

[+Quay ra]


Lỗi nhịp

"Sếp ơi, em muốn nghỉ việc"

"Nghệ thuật" viết đơn xin thôi việc

Nghệ thuật "nhảy việc"

3 nguyên nhân “nhảy” việc của bạn trẻ

5 lý do để nghĩ tới một công việc mới

Kinh nghiệm nhảy việc trong năm 2009

Những điều nên tránh khi bỏ việc

Chuẩn bị "nhảy" việc

Ngẫm về văn hóa nghỉ việc

Năm điều nên cân nhắc khi tìm việc mới

Tìm việc khi đang có việc, tại sao không?

Bí quyết khi “nhảy việc” khác ngành

Đối mặt với việc bị sa thải

Vẫn cười... khi bị đuổi việc

Nếu muốn tìm việc mới

TÌM KIẾM NHANH
Việc làm    Ứng viên
   
   
 
 
 
THÔNG TIN TRUY CẬP
   Số lượt truy cập
   Khách trực tuyến 75
   Thành viên trực tuyến 0 
Hồ sơ ứng viên 74.446
Đơn vị tuyển dụng 3.745
Hồ sơ tuyển dụng 7.665
Đơn vị tuyển sinh 25
Hồ sơ tuyển sinh 5

Hỗ trợ trực tuyến

  • PHÒNG VIỆC LÀM
      02438253456 - 0788031396

loading...