|
|
Tìm việc khi đang có việc, tại sao không?
Ngày đăng:
12/03/2009 14:08:25
|
|
Tâm lý chung của hầu hết chúng ta là không bao giờ chịu bằng lòng với những gì mình có, nhất là trong công việc.
|
|
Dù
có được thăng chức, tăng lương thì chắc chắn rất nhiều người trong số
chúng ta vẫn không từ bỏ ý định tìm kiếm một vị trí khác tốt hơn. Nhưng
làm thế nào để quá trình tìm kiếm công việc như ý không ảnh hưởng đến
vị trí hiện tại?
KHÔNG
NÊN bỏ qua các cơ hội bên trong. Trước khi viết CV để chuẩn bị xin việc
ở công ty khác, bạn cần cân nhắc đến các cơ hội ngay trong công ty của
mình, đó chính là những vị trí cao hơn và đang còn thiếu. Thông thường,
các sếp luôn luôn khuyến khích nhân viên của mình ứng cử vào vị trí đó,
một mặt tạo điều kiện cho chính nhân viên đó phát triển, mặt khác giảm
bớt phần nào chi phí tuyển dụng.
Do
đó, hãy chia sẻ với sếp rằng bạn đang cố gắng để đạt được vị trí cao
hơn. Khi bày tỏ với sếp những mong muốn này, chắc chắn sẽ không có lý
do gì mà sếp không tạo điều kiện giúp đỡ bạn, chẳng hạn, chuyển bạn
sang một bộ phận khác, cho bạn đảm nhiệm vai trò và trách nhiệm cao hơn
hoặc đưa bạn đứng đầu nhiều dự án, từ đây bạn sẽ có điều kiện tích lũy
nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để chuẩn bị cho việc thăng tiến.
NÊN
thận trọng. Muốn giữ bí mật, tốt hơn hết là bạn không nên nói với ai về
ý định tìm việc của mình bởi bạn có chắc người mà bạn muốn chia sẻ có
giữ kín chuyện cho bạn một cách tuyệt đối? Nhớ rằng, chuyện này mà đến
tai sếp thì thật là phiền phức cho bạn!
KHÔNG
NÊN tìm việc trong giờ hành chính. Công ty mất tiền thuê bạn là để làm
việc cho họ, chính vì thế, bạn cần phải chấm dứt mọi hoạt động cá nhân
trong giờ làm việc, đặc biệt là nghiên cứu các công ty tuyển dụng và
sắp đặt lịch phỏng vấn.
NÊN
làm việc có tổ chức. Cần dành một khoảng thời gian nhất định để cho
việc tìm kiếm, ít cũng được nhưng miễn sao hiệu quả. Bạn có thể tiến
hành vào buổi tối, vào các ngày cuối tuần hoặc có thể tận dụng giờ nghỉ
trưa. Nhớ rằng điện thoại đi động là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho
bạn khi tìm việc.
KHÔNG
NÊN sử dụng tải sản của công ty. Những đồ dùng trong văn phòng như bút,
giấy, phong bì, tem, máy fax hay máy photo…luôn sẵn có và bạn nghĩ rằng
dùng một vài lần chẳng đáng là bao. Nhưng tốt nhất là không nên. Vì
dùng tài sản chung để làm việc cá nhân đã là việc làm không hay chút
nào rồi, song điều quan trọng là bạn dễ bị các đồng nghiệp soi mói và
việc này tất yếu sẽ bị lộ. Tránh sử dụng máy tính và điện thoại bàn của
công ty để liên lạc với nhà tuyển dụng vì đa số các sếp đều có thể kiểm
tra quá trình sử dụng Internet và tổng các cuộc gọi đi và đến của bạn.
NÊN
cẩn thận đối với nơi bạn gửi CV. Nếu bạn không muốn phòng nhân sự tìm
thấy bộ hồ sơ của bạn khi đang chuẩn bị cho đợt tuyển dụng mới, thì bạn
nên gửi nó vào site mà bạn đã tìm thấy thông tin tuyển dụng.
KHÔNG
NÊN nghỉ việc vì lý do “tôi có cuộc hẹn với nhà tuyển dụng”. Hầu hết
các nhà tuyển dụng đều hiểu rằng bạn thường rất hạn hẹp về mặt thời
gian, do đó họ thường cho bạn chủ động sắp xếp buổi phỏng vấn. Vì thế,
hãy cố gắng sắp xếp các cuộc họp trước hoặc sau khi tan giờ làm việc,
hoặc cũng có thể vào giờ nghỉ trưa. Trong trường hợp, nhà tuyển dụng
không thể tiến hành vào thời gian đó thì bạn mới dành hẳn một ngày với
lý do cáo ốm chẳng hạn.
NÊN
chú ý đến cách ăn mặc. Nếu hằng ngày bạn đi làm với phong cách quần
jean, áo phông, giầy thể thao, nhưng đột nhiên hôm nay bạn diện một bộ
trông rất nghi thức. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ bị sếp để ý. Do vậy,
tốt nhất là mang nó đi và thay đồ khi cần thiết.
KHÔNG
NÊN bỏ qua các mối quan hệ. Tìm việc qua lời nói sẽ hiệu quả hơn các
phương pháp khác. Đó chính là các mối quan hệ của bạn. Tất cả những
người bạn quan biết, từ trong các hiệp hội nghề nghiệp đến các hoạt
động thường ngày, từ những người bạn tình cờ ngồi gần trong quán cà
phê, trong bệnh viên đều mang đến cho bạn những cơ hội công việc khác
nhau. Vì thế, hãy liên lạc và chia sẻ những mối quan tâm của bạn.
NÊN
chọn một người bạn chí cốt trong công ty. Bạn có thể kết thân với một
đồng nghiệp mới vì họ sẽ có ít thông tin về bạn và rất ngại va chạm.
Người bạn này có thể góp ý cho CV của bạn, cải thiện những kỹ năng
phỏng vấn giúp bạn có được một vị trí mới.
Kiếm
việc mới khi bạn đang có một công việc khá ổn định không phải là chuyện
một sớm một chiều. Vì thế, bạn cần phải lên kế hoạch, kiên trì theo
đuổi và có lẽ quan trọng nhất là sự tôn trọng đối với sếp hiện tại của
bạn. Bạn phải thật sự cẩn thận nếu không việc mới chưa có lại đã bị mất
công việc hiện tại!
Theo: VTV
|
|
|
|
|
Hoạt động công tác xã hội
Việc làm lĩnh vực CNTT
Kỹ năng mềm
Thăng tiến sự nghiệp
CẨM NANG TUYỂN DỤNG
BLOG CỦA "SẾP"
-
 | Đăng ký tài khoản: NGƯỜI TÌM VIỆC (HỒ SƠ ỨNG VIÊN) |
-
 | Ðăng ký tài khoản: NHÀ TUYỂN DỤNG (Đăng tin tuyển dung) |
-
 | Ðăng ký tài khoản: ĐƠN VỊ TUYỂN SINH (Đăng tin tuyển sinh/Đào tạo) |
|
|
TÌM KIẾM NHANH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN TRUY CẬP |
Số lượt truy cập |
|
Khách trực tuyến |
73 |
Thành viên trực tuyến |
0 |
|
|
|
|
Hồ sơ ứng viên |
74.442 |
Đơn vị tuyển dụng |
3.742 |
Hồ sơ tuyển dụng |
7.658 |
Đơn vị tuyển sinh |
25 |
Hồ sơ tuyển sinh |
5 |
|
|
|
|
-
PHÒNG VIỆC LÀM | 02438253456 - 0788031396 |
|
|