|
|
Nghỉ việc cũng cần đẳng cấp
Ngày đăng:
16/12/2008 14:29:55
|
|
Bạn chuẩn bị rời bỏ chỗ làm cũ để đến với một công việc mới? Đây là thời điểm hết sức phấn chấn nhưng cũng không kém phần căng thẳng. |
|
Một
mặt, bạn muốn bắt đầu một chặng đường mới của mình và muốn nghĩ nhiều
về công việc tương lai hơn là suy nghĩ về tình trạng hiện tại. Mặt
khác, bạn cũng không muốn là người đốt cây cầu bạn đã đi cùng với người
chủ cũ của mình.
Đối
mặt với việc xin nghỉ và làm những ngày cuối cùng ở chỗ làm cũ, bạn cần
phải biết cách để tỏ ra mình là một người "có đẳng cấp" và bạn vẫn có
thể duy trì được mối quan hệ công việc mà bạn đã xây dựng được trong
suốt thời gian qua.
Lập kế hoạch chiến lược
Bạn
phải luôn có một chiến lược khi nghỉ việc. Hãy chuẩn bị "hậu cần" cho
sự ra đi của bạn. Bạn cần phải chuẩn bị hai tuần hay bao lâu trước khi
ra đi? Bạn sẽ xin nghỉ như thế nào? Bạn sẽ làm gì nếu sếp của bạn đưa
ra những ưu đãi đặc biệt để giữ chân bạn? Bạn có thể kết thúc được
những dự án dang dở bạn đang thực hiện? Bạn có thể giúp đào tạo được
người kế nhiệm bạn không?
Hãy
nghĩ tới tất cả những vấn đề này trước khi bạn thực sự đưa ra tín hiệu
là bạn sẽ nghỉ việc một cách "chuyên nghiệp". Điều này cũng chứng tỏ
với sếp và đồng nghiệp của bạn một điều rằng bạn là người có trách
nhiệm và đáng tin cậy đến tận phút cuối.
Viết thư xin nghỉ việc
Đây là một việc cần thiết phải làm để thể hiện đúng "chuẩn" và đúng quy cách của một nhân viên chuyên nghiệp.
Hãy
viết một cách ngắn gọn nhưng ngọt ngào. Đây không phải là lúc bạn thể
hiện nỗi bất bình hay phàn nàn, hay thể hiện những tình cảm tiêu cực về
vị trí bạn đã từng làm hay là về sếp của bạn.
Bạn
cũng không cần phải nói quá chi tiết về lý do bạn xin nghỉ. Một câu đơn
giản như bạn muốn khám phá những cơ hội nhiều thử thách hơn đang chờ
đợi bạn ở phía trước là vừa đủ.
Đừng quên cảm ơn sếp của bạn vì đã cho bạn một cơ hội làm việc.
Xin nghỉ trực tiếp
Việc
gặp mặt sếp để xin nghỉ một cách trực tiếp chưa bao giờ là một việc dễ
dàng. Nhưng đó lại là một điều tối quan trọng và cần thiết khi bạn xin
nghỉ, ngoài ra, nó còn thể hiện sự tôn trọng tới sếp của bạn.
Hãy
nói với sếp của bạn về việc bạn ra đi trước khi nói với các đồng
nghiệp. Đừng nặng về giải thích hoặc chỉ trích công việc của phòng ban
mình một cách quá chi tiết. Hãy để lá thư nghỉ việc làm điều đó, và bạn
cũng có thể nói khi gặp mặt sếp trực tiếp.
Hãy thẳng thắn và giữ cho cuộc nói chuyện tích cực, khẳng định là bạn đánh giá cao mọi điều mà sếp và công ty đã làm cho bạn.
Ngày cuối
Ngày cuối cùng của bạn sẽ diễn ra như một cơn lốc. Bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm.
Phần
lớn là bạn phải tổng kết lại mọi thứ, sắp xếp các dự án, viết hướng dẫn
cho người kế nhiệm và nói lời từ biệt với các đồng nghiệp.
Nhưng
trước khi bạn đi, hãy nhớ là bạn đã thông báo tình trạng các dự án với
sếp của mình. Rất dễ để quên hoặc bỏ sót một điều gì đó. Hãy nhớ: Thái
độ của bạn trong ngày cuối cùng là một ấn tượng mãi mãi về bạn trong
suy nghĩ của sếp. Và chắc chắn bạn muốn đó phải là một ấn tượng tốt.
Theo: Sức trẻ Việt Nam
|
|
|
|
|
Hoạt động công tác xã hội
Việc làm lĩnh vực CNTT
Kỹ năng mềm
Thăng tiến sự nghiệp
CẨM NANG TUYỂN DỤNG
BLOG CỦA "SẾP"
-
 | Đăng ký tài khoản: NGƯỜI TÌM VIỆC (HỒ SƠ ỨNG VIÊN) |
-
 | Ðăng ký tài khoản: NHÀ TUYỂN DỤNG (Đăng tin tuyển dung) |
-
 | Ðăng ký tài khoản: ĐƠN VỊ TUYỂN SINH (Đăng tin tuyển sinh/Đào tạo) |
|
|
TÌM KIẾM NHANH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN TRUY CẬP |
Số lượt truy cập |
|
Khách trực tuyến |
57 |
Thành viên trực tuyến |
0 |
|
|
|
|
Hồ sơ ứng viên |
74.445 |
Đơn vị tuyển dụng |
3.744 |
Hồ sơ tuyển dụng |
7.662 |
Đơn vị tuyển sinh |
25 |
Hồ sơ tuyển sinh |
5 |
|
|
|
|
-
PHÒNG VIỆC LÀM | 02438253456 - 0788031396 |
|
|